Mách bạn Internal Link là gì và cách phân loại

dịch vụ SEO

Internal Link hay còn được biết đến với các tên khác là đường liên kết nội bộ trên website. Nó đóng vai trò như một cầu nối giữa các bài viết được đăng trên trang web và nâng cao lượng traffic từ người dùng mạng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Internal Link là gì, hãy cùng Xuyên Việt Digi đọc bài sau để nắm được các thông tin cơ bản của thuật ngữ này.

Hé lộ định nghĩa của Internal Link là gì?

Các liên kết nội bộ (Internal Link) là dạng cầu nối giữa các bài viết hoặc từ trang này sang trang khác dưới dùng một tên miền. Nó thường được các Seoer sử dụng để điều hướng truy cập của người dùng mạng và cải thiện thứ hạng của website trên các thanh công cụ tìm kiếm.

Có thể nói, Internal Link giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các website. Nó sẽ đảm nhiệm các công việc như:

  • Tối ưu hóa việc tìm kiếm bằng cách chuyển thẩm quyền của trang (hay giá trị PA) sang một website khác
  • Điều hướng cho người dùng truy cập vào các website có giá trị cao hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi traffic và khả năng sử dụng cho web
  • Thúc đẩy các hành động tích cực của người dùng như tương tác trên bài viết, đăng ký làm thành viên hoặc đặt mua sản phẩm, dịch vụ trên trang web
Xem ngay:  Tiết lộ 4 cách tra cứu vận đơn EMS đơn giản và nhanh chóng

Một số lý do nên tạo các liên kết nội bộ cho website

Sau khi đã hiểu được khái niệm về Internal Link là gì, chắc hẳn bạn cũng muốn biết được vì sao cần tạo các đường liên kết nội bộ trên website? Sau đây là một vài lợi ích mà Xuyên Việt Digi tổng hợp được khi sử dụng dạng Link hữu ích này cho các trang web:

Liên kết nội bộ ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google

Việc sử dụng liên kết nội bộ sẽ giúp chuyển đổi sự uy tín trên Internet từ Web này qua Web khác thông qua các đường dẫn. Ví dụ như website A liên kết với một trang B có độ uy tín, nhận được nhiều đánh giá tích cực thì nó sẽ được thừa hưởng các lợi ích từ trang web đó.

Không chỉ vậy, nếu trang B đạt thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm của Google thì nghiễm nhiên trang A cũng sẽ có cơ hội leo top dễ dàng. Đó chính là lý do quan trọng khiến cho nhiều Seoer luôn sử dụng Internal Link khi xây dựng website.

Giúp điều hướng người dùng truy cập vào trang có lượng traffic cao

Thường thì các trang web luôn sẽ có những bài viết đặc biệt thu hút người đọc và có lượng truy cập cao ngất ngưởng. Nó có thể được chạy quảng cáo để đạt thứ hạng cao hoặc cung cấp nhiều thông tin hữu ích, thiết thực đến với người dùng mạng.

Xem ngay:  Cake by VPBank - Ngân hàng số miễn phí trọn đời

Ngoài ra, các website có bài viết với nội dung thôi thúc và kêu gọi hành động từ người đọc cũng sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng tạo các Internal Link liên kết giữa trang có nhiều lượt truy cập sang website kêu gọi hành động.

Chính điều này sẽ tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của người dùng mạng Internet và biến đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Bạn cũng nên tạo đường Link nội bộ từ trang có nhiều traffic đến những website cần SEO để nâng cao thứ hạng cho trang web đó.

Cách phân loại Internal Link 

Hiện nay, liên kết nội bộ được chia làm hai loại chính là điều hướng người dùng và ngữ cảnh. Ví dụ như:

Navigational Internal Link – điều hướng người dùng

Đây là dạng đường dẫn nội bộ có khả năng điều hướng người dùng khi truy cập vào website và giúp họ nhanh chóng tìm được những gì họ muốn. Phần lớn các doanh nghiệp sẽ xây dựng website theo kiểu này để khi khách hàng truy cập vào sẽ thấy được thông tin cần tìm ngay tại trang chính của web.

Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp nội dung này được đặt ở thanh menu bên cạnh hoặc phía dưới cùng của website. Nhìn chung thì việc đặt vị trí của Navigational Internal Link càng đơn giản thì sẽ càng giúp khách hàng đánh giá cao về chất lượng của trang web hơn.

Xem ngay:  Phần mềm CRM là gì? Tổng hợp kiến ​​thức CRM

Contextual Internal Link – liên kết nội bộ dựa theo ngữ cảnh

Đây là những đường dẫn xuất hiện trong phần nội dung chính trên website và có tác dụng chuyển người đọc đến các trang có liên quan. Nó thường được tô đậm với màu sắc bắt mắt để thu hút người đọc click chuột vào link đó.

Đặc biệt, nó còn giúp chuyển đến trang mà họ đang cần tìm kiếm một cách nhanh chóng. Cần đảm bảo từ khóa trong các liên kết để Google biết link đó nói về điều gì khi bạn dùng liên kết theo ngữ cảnh để liên kết các bài viết.

Tóm lại, một khi đã hiểu được Internal Link là gì thì bạn sẽ dễ dàng áp dụng nó trong việc xây dựng website để tăng lượng tương tác. Bạn hãy truy cập vào trang web của Xuyên Việt Digi là: https://xuyenvietdigi.com/ để tham khảo thêm các kiến thức bổ ích liên quan đến lĩnh vực SEO Marketing nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *